Viêm não Nhật Bản từ lâu đã được biết đến là một trong những cơn ác mộng kinh hoàng đối với con người nhất là với trẻ em – đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Viêm não Nhật Bản không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu lên hệ thần kinh trung ương của trẻ mà còn để lại những di chứng nguy hiểm cho sức khỏe trẻ sau này.
Hiện nay, Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin.
Loại vắc-xin phòng bệnh này đã có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và các cơ sở tiêm vắc-xin dịch vụ khác. Giống như các loại vắc-xin khác, khi tiêm viêm não Nhật Bản cha mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo chăm sóc thật sức khỏe cho con.
Thời điểm cho trẻ tiêm viêm não Nhật Bản
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Khi bé được 12 – 15 tháng tuổi, cha mẹ nên tiêm cho trẻ theo lịch tiêm tủ 3 mũi của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Cũng nên tiêm nhắc lại sau 5 năm một lần cho trẻ để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Với trẻ trên 5 tuổi, nếu chưa được tiêm viêm não Nhật Bản trước đó thì cần tiêm ngay càng sớm càng tốt, theo lịch tiêm đủ 3 mũi cơ bản và tiêm mũi tiêm nhắc sau 5 năm.
Còn đối với người lớn: nếu chưa tiêm vắc xin lần nào thì nên tiêm ngay càng sớm càng tốt. Nếu đã tiêm đầy đủ trước đó thì chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi.
Lưu ý rằng kháng thể bảo vệ cơ thể chỉ tạo thành sau 3 tuần tiêm vắc xin, do đó bạn nên tiêm viêm não Nhật Bản trước mùa phát bệnh khoảng 1 tháng để vắc xin có thể phát huy hết tác dụng của nó nhé.
Một số triệu chứng sau khi tiêm viêm não Nhật Bản
Cũng như các loại vacxin khác, khi tiêm ngừa vacxin viêm não Nhật Bản sẽ có một số hiện tượng thường gặp như:
Tại chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau. Biểu hiện này thường xuất hiện ở 5 – 10% người tiêm.
Sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi là những phản ứng phụ xuất hiện trong vài tiếng đồng hồ và thường tự khỏi sau 1-2 ngày. Tỉ lệ người gặp phải các tác dụng phụ này ở mũi tiêm thứ 2 hoặc 3 thường cao hơn so với mũi tiêm đầu tiên.
Theo thống kê thì cứ 1 triệu mũi tiêm có 1 trường hợp có thể bị choáng (sốc thuốc) sau khi tiêm trong khoảng vài giờ. Những trường hợp này cần đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Có thể hạn chế các phản ứng phụ bằng cách tiêm phòng đúng thời gian, liều lượng, chọn cơ sở tiêm phòng uy tín cũng như nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình trước khi tiêm và cần theo dõi, nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát 30 phút sau khi tiêm.
>>Xem thêm:
Tiêm viêm não Nhật Bản có bị sốt không?
Khi tiêm viêm não Nhật Bản có thể trẻ nhỏ sẽ bị sốt nhẹ nhưng bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Đây chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc. Cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau khi bé bị sốt nhẹ sau khi tiêm ngừa.
- Bù nước và các ion điện giải: Để tránh cơ thể trẻ bị mất nước do sốt cao, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, cần bổ sung thêm Oresol vừa bù nước vừa bù muối hoặc cho trẻ ăn cháo muối loãng.
- Chế độ ăn uống: Nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu, dạng lỏng, chứa nhiều vitamin nhóm A, B, E, C. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu đạm.
- Vệ sinh: Nên tắm cho bé bằng nước ấm, trong phòng kín, tránh gió, giữ ấm cho trẻ không nên để bé bị nhiễm lạnh nhất là vào ban đêm.
- Nếu trẻ nhỏ sốt cao trên 38.5 độ C sau khi đi tiêm phòng, bố mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt, nếu trẻ không hạ sốt nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán kịp thời.
Comments