Quy trình tiêm chủng an toàn là điều mà tất cả mọi người phải đều nắm rõ để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như những người thân xung quanh.
Dưới đây chúng tôi xin đưa thông tin về quy trình tiêm chủng an toàn của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Mời mọi người tham khảo để có một quy trình tiêm chủng an toàn.
Trước khi tiêm chủng
Chúng ta nên tìm hiểu thật kĩ quy trình tiêm chủng an toàn trước khi đăng ký tiêm chủng với sở y tế. Bạn nên tìm hiểu xem loại vacxin này như thế nào, phòng tránh được bênh gì, có những tác dụng phụ gì khi tiêm không. Chúng ta nên đến các cơ sở y tế khám để xem có bị phản ứng với thuốc khi tiêm hay không, cơ thể có phù hợp với loại vacxin này không. Hỏi rõ cán bộ y tế về tiêm chủng để tránh nhầm lẫn sau này.
Đồng thời, chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của bản thân như: Đang ốm, sốt, tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của mình trước khi tiêm.
Bên cạnh đó nên đọc những văn bản của bộ y tế về quy trình tiêm chủng an toàn để có cái nhìn tổng thể nhất về việc tiêm phòng.
Sau khi tiêm chủng
Khi đã tiêm xong nên ở tại cơ sở y tế tiêm chủng từ 30-60 phút để cán bộ y tế xem có những biểu hiện bất thường sau khi tiêm hay không.
Nên nghe theo lời khuyên của cán bộ y tế tránh những điều sau khi tiêm để không có tác dụng phụ xảy ra.
Những phản ứng có thể gặp khi tiêm chủng
Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C): Hãy uống nhiều nước, ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. Trường hợp có bệnh lý về tim mạch, viêm phổi hoặc có tiền sử sốt cao co giật, có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38 độ C. Phản ứng tại chỗ gồm các triệu chứng đỏ hoặc sưng tấy chỗ tiêm.
Trường hợp bị sốc phản vệ thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm chủng với các triệu chứng như: mẩn ngứa, phát ban đỏ, mày đay, phù Quincke; Mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; Khó thở, nghẹt thở; Đau quặn bụng, đi vệ sinh không tự chủ; Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; Choáng váng, vật vã, co giật. Với trường hợp này, cần dừng ngay việc tiêm, tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ của Bộ Y tế và chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực của bệnh viện gần nhất.
Xem thêm bài viết:
Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đúng cách và hợp lý, tránh gây ra biến chứng cho thai nhi
Tại sao phải tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh?
Phản ứng quá mẫn cấp tính thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với triệu chứng như: thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản, phù nề thanh quản; Phát ban, phù nề ở mặt hoặc toàn thân. Cần dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng.
Trường hợp phản ứng nặng cần cho thở ô xy và xử trí như sốc phản vệ. Cho uống nhiều nước, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, dùng thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn.
Comments