Tin tức

Quy trình đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế

0

Từ sau ngày 10/10/2018, theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh/ thành phố với đơn vị chủ quản. Sự thay đổi trong chính sách này là động lực khuyến khích ngày càng nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động. Xuất phát từ nhu cầu đó, bài viết này sẽ cung cấp những hiểu biết về quy trình đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế để doanh nghiệp nắm được thông tin cũng như chuẩn bị cho ý định thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thì địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.

Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký của trụ sở chính. Tức là kể từ ngày 10/10/2018 thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể thành lập địa điểm kinh doanh cùng hoặc khác tỉnh/ thành phố nơi đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục lập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây. 

đăng ký địa điểm kinh doanh

2. Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nếu quá thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp không gửi thông báo hoặc chậm thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có thể lên đến mức 10.000.000 đồng). 

Nội dung thông báo bao gồm:

– Mã số doanh nghiệp;

– Tên doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (đối với trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt cùng địa phương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

– Tên và chỉ địa điểm kinh doanh;

– Lĩnh vực doanh nghiệp lựa chọn hoạt động cho địa điểm kinh doanh;

– Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

– Đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì cần họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì cần họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh.

Mẫu “Thông báo lập địa điểm kinh doanh” được quy định theo phụ lục II-11 của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT. Về nơi đặt địa điểm kinh doanh, nếu địa chỉ của địa điểm kinh doanh được đặt tại các tòa nhà cao tầng từ tầng 2 trở lên thì phải nộp kèm theo “Thông báo lập địa điểm kinh doanh” là “hợp đồng thuê”, địa điểm ghi rõ tầng mấy của tòa nhà – số nhà.

3. Cách đặt tên địa điểm kinh doanh

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.
Ví dụ: Địa điểm kinh doanh số 1/2/3/Hà Nội… – Công ty TNHH ABC

4. Thời gian trả kết quả lập địa điểm kinh doanh

Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp..

5. Thuế môn bài của địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì người nộp lệ phí môn bài sẽ nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Như vậy trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (cụ thể trong trường hợp này là địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Mức thuế môn bài của địa điểm kinh doanh theo quy định hiện nay là 1.000.000 đồng/năm.

Trên đây là quy trình đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế. Mong rằng bài viết đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc.
https://lichtiemphong.net/

https://lichtiemphong.net/tin-tuc/

Sản phẩm 20 Power có công dụng gì? Hiệu quả ra sao

Previous article

Thông tin liên hệ hỗ trợ khi sử dụng phần mềm HTKK

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Tin tức