Dinh dưỡng cho béTin tức

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình cần quan tâm?

0

Ở trẻ sơ sinh, có những phản xạ tự nhiên xuất hiện ngay từ khi được sinh ra như phản xạ tìm vú mẹ, mút, cầm nắm, tự vệ,…Phản xạ giật mình (phản xạ Moro) là một trong số đó. Đây là phản xạ thường xảy ra trong giấc ngủ và đột nhiên tỉnh dậy (một số khác còn xảy ra ngay cả khi thức).

Trẻ sơ sinh hay giật mình có phải là một phản xạ tự nhiên 

Phản xạ Moro trông như thế nào? Không giống như những buổi sáng thức dậy chậm chạp, đẹp đẽ mà chúng ta mong đợi; thức dậy với phản xạ Moro là nhanh chóng và đột ngột. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ hít mạnh, cánh tay vung lên trên đầu. Bé kéo đầu gối lên đến ngực, và cuối cùng sẽ hạ tay xuống, bắt chéo chúng và quay trở về tư thế như của thai nhi trong bụng mẹ. Khi một đứa bé trải qua phản xạ Moro, con sẽ không thể tự mình ổn định lại. Cảm giác của phản xạ Moro rất khó chịu và thậm chí có thể khiến em bé sợ hãi vì cảm nhận như một sự rơi tự do. Phản xạ trẻ sơ sinh giật mình được thiết kế để bảo vệ bé khỏi nguy hiểm. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình 1

Có nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình. Nhưng trước tiên, mẹ cần biết được các giai đoạn của quá trình này để nắm bắt được tình trạng cơ thể của trẻ. Khi phản xạ giật mình đã được bắt đầu, em bé của bạn sẽ trải qua hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cánh tay vung lên, em bé hít mạnh không khí và bé có thể bắt đầu khóc và / hoặc quấy khóc. Đây là phần bé cảm nhận được cảm giác té ngã. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc em bé mở rộng cánh tay ra bên ngoài là để giúp cha mẹ dễ dàng nắm bắt hơn.

Giai đoạn 2 : Trong giai đoạn này, bé cố gắng thu mình và quay trở lại vị trí và cách nằm của thai nhi. Đây là cách con chống lại những cú ngã trong tâm trí và bảo vệ mình trước sự nguy hiểm cảm nhận được. 

Mặc dù nó có thể con tỉnh dậy vào giữa đêm, phản xạ giật mình được coi là một điều rất tốt cho em bé, là một dấu hiệu của hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Thông thường giật mình khi ngủ xảy ra trong giai đoạn khoảng 1,2 tháng đầu tiên, giảm dần trong những tháng tiếp theo và đến tháng thứ 5,6 là gần như chấm dứt hoàn toàn, con có thể ngủ ngon xuyên đêm. 

Như vậy, bé nhà mẹ Thanh Lam gặp phải tình trạng hay giật mình khi ngủ nhưng mọi thứ vẫn phát triển bình thường thì không cần phải quá lo lắng đâu nhé.

Những nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình 

Mặc dù phản xạ Moro – giật mình khi ngủ là một phản xạ tự nhiên, chúng vẫn được kích hoạt bởi một số nhân tố nhất định.

  • Tiếng động mạnh

Khi mới sinh ra, bé đã có thể nghe được rõ những âm thanh xung quanh mình. Những tiếng động lớn, đột ngột như tiếng tủ đóng sầm, tiếng kêu lách cách, tiếp đập cửa, hay điện thoại di động rung đều có thể tác động trở thành nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình.

  • Quá sáng/quá tối

Ánh sáng phù hợp nói cho trẻ biết đã đến lúc cần đi ngủ. Bên cạnh đó, sự thay đổi ánh sáng đột ngột như bật đèn sáng khi con ngủ, rèm cửa mở, ánh sáng từ TV, điện thoại,…đều có thể kích thích phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh.

  • Thiếu vi chất canxi và vitamin D

Canxi, vitamin D và một số vi chất khác rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Canxi và vitamin D là yếu tố vi lượng đóng góp quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương. Thiếu canxi này về lâu dài sẽ khiến con chậm lớn, biếng ăn, còi cọc. Biểu hiện trước mắt chính là trở thành nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình quấy khóc.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Các công dụng nổi bật của ghế sô pha đẹp

>>> Top kem che khuyết điểm khiến bạn phải ngạc nhiên về độ “thần thánh”

 

Các công dụng nổi bật của ghế sô pha đẹp

Previous article

Nội thất tiện nghi cho các mẫu căn hộ chung cư đẹp

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *