Nuôi con

Lịch tiêm chủng mới nhất năm 2018 cho trẻ cha mẹ không thể quên

0

Mỗi năm đều có những lịch tiêm chủng mới nhất mà cha mẹ cần nắm rõ để chuẩn bị cho con. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng và những triệu chứng sau tiêm trẻ có thể mắc phải cũng như các biện pháp để chăm sóc con cũng là những điều phụ huynh cần biết.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về lịch tiêm chủng mới nhất cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ, cùng theo dõi nhé.

Lịch tiêm chủng mới nhất cho trẻ theo từng lứa tuổi

24 giờ sau sinh: Cần tiêm phòng cho trẻ viêm gan siêu vi B.
Dưới 1 tháng tuổi: Tiêm phòng BCG, tiêm phòng lao phổi.
Từ 2 – 6 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm:

  • Vắc-xin Rotavirut: giúp ngăn ngừa vi-rút Rota vi-rút  gây bệnh tiêu chảy ở trẻ.
  • Cần tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván và bệnh bại liệt mũi 1,2,3.
  • Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
  • Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4

Từ 6-11 tháng tuổi:  Tiêm phòng cúm

Từ 12-15 tháng tuổi: Các mũi tiêm cần cho trẻ:

  • Sởi, quai bị, Rubella.
  • Thủy đậu
  • Viêm gan A mũi 1
  • Viêm não Nhật Bản B

Trẻ từ 16-23 tháng tuổi: Cần tiêm các mũi tiêm

  • Bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt mũi tiêm thứ 4
  • Hib mũi 4
  • Viêm gan A mũi 2
  • Viêm gan B mũi 4

Trẻ trên 24 tháng tuổi:

  • Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
  • Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
  • Tiêm phòng thương hàn, tã
  • Viêm não Nhật Bản mũi 3

Trẻ trên 9 tuổi: Tiêm chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

Lịch tiêm chủng mới nhất năm 2018 cho trẻ cha mẹ không thể quên

Trước khi tiêm phòng cho trẻ

Không nên cho trẻ đói hay ăn quá no và cần vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé để hạn chế nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở vết tiêm.

Khi tiêm phòng, cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản, gọn nhẹ để giúp bác sĩ dễ thao tác nhanh chóng chính xác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều cho trẻ.
Trước khi tiêm, các mẹ nên trao đổi với bác sĩ những biểu hiện sức khỏe của trẻ, tiền sử bệnh tật,…để giảm đi những phản ứng bất lợi cho trẻ.
Mũi tiêm trước cùng loại đấy bé có bị dị ứng, mẩn đỏ, sốt không. Nếu có thì cần trao đổi với bác sĩ để chuyển loại vắc-xin khác cũng có tác dụng tương tự.

Sau tiêm phòng, bé có thể gặp những tác dụng phụ gì?

Đa phần các bé sau khi được tiêm phòng sẽ có dấu hiệu bị sốt nhẹ, sưng tấy tại vết tiêm. Đây là triệu chứng rất bình thường, không quá lo ngại. Chỉ sau khoảng 6-8 tiếng, các triệu chứng này sẽ giảm và mất dần sau nhiều nhất 2 ngày.

Nếu triệu chứng này tiếp tục kéo dài với mức độ ngày một nặng hơn, mẹ nên cho bé đi đếnViệc chà xát chanh hay khoai tây lên vết tiêm theo kinh nghiệm dân gian có thể làm cho vết sưng tấy từ chỗ vô hại trở nên rất nguy hiểm nếu bị nhiễm trùng. Thay vào đó, để giảm sưng, mẹ có thể chườm đá mát cho bé.

Nếu bé bị sốt, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo số tuổi, số ký của bé. Không nên hạ sốt cho bé bằng các loại thuốc có chứa thành phần aspirin hoặc axit salicylic. Cả 2 thành phần này nếu kết hợp lại với một số thành phần có trong vắc-xin có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng cho trẻ. bệnh viện để được thăm khám.

Khi thấy bé có dấu hiệu bất thường kèm theo sốt cao như sùi bọt mép, co giật, tím tái, đau đầu, nôn mửa… cần cho bé đến bệnh viện ngay để được chuẩn đoán, chữa trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về lịch tiêm chủng mới nhất năm 2018 cho trẻ em và những lưu ý cần thiết khi cho trẻ tiêm phòng, cha mẹ hãy lưu lại để chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của mình nhé.

Xem thêm baì viết:

Những điểm cần lưu ý trong việc chích ngừa trước khi mang thai

Những điều các bà mẹ cần lưu ý trong an toàn tiêm chủng cho trẻ

Những điều các bà mẹ cần lưu ý trong an toàn tiêm chủng cho trẻ

Previous article

Phụ nữ nên tiêm phòng những bệnh gì, câu hỏi thường gặp của chị em

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Nuôi con