Sốt cao, co giật ở trẻ em là bệnh lý thường gặp. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Sốt cao co giật ở trẻ em có thể được gây ra bởi sự gia tăng đột ngột nhanh chóng về nhiệt độ cơ thể, thường vì nhiễm trùng yếu tố di truyền.
Nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ là do viêm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Đây là một trong những loại co giật ở trẻ em lành tính và thường không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, về lý thuyết vẫn tồn tại những hậu quả có thể xảy ra sau co giật do sốt cao là: giảm chỉ số IQ, tăng nguy cơ bị bệnh động kinh, nguy cơ tái phát co giật do sốt cao và thậm chí là tử vong.
Là một bệnh tưởng như đơn giản vô hại nhưng nếu cha mẹ không quan tâm chữa trị cho trẻ kịp thời rất có thể để lại những di chứng đáng tiếc về sau.
Triệu chứng của sốt cao, co giật ở trẻ em
Tùy theo từng mức độ nặng nhẹ mà người ta chia sốt cao, co giật ở trẻ em ra làm ba dạng sau cơ bản : Sốt cao, co giật nhẹ; sốt cao, co giật nặng và động kinh.
Sốt cao, co giật nhẹ
Những bé bị sốt cao, co giật nhẹ, cơn co giật thường kéo dài khoảng 15 phút. Trẻ không có dấu hiệu thần kinh cục bộ và cơn co giật chỉ diễn ra một lần duy nhất. Ở thể nhẹ bệnh có thể tự khỏi, 90% số ca mắc không để lại bất cứ di chứng nào cho trẻ.
Sốt cao, co giật nặng
Sốt cao, co giật nặng bắt nguồn từ sốt kèm các triệu chứng như: Những cơn co giật kéo dài trên 15 phút, vận động cục bộ ở não, có thể dẫn đến làm liệt todd (liệt sau cơn co giật).
Ở thể nặng, trẻ thường bị hơn một cơn co giật trong vòng 24 giờ. Khi bị sốt cao co giật nặng, hệ thần kinh của trẻ sẽ bị tổn thương nhất định, có tới 7% ca bị sốt cao co giật phức tạp bị suy giảm thần kinh, dẫn đến bị động kinh, IQ suy giảm.
Sốt cao, động kinh
Ở những trẻ do sốt cao động kinh, nếu không được chữa trị kịp thời thường bị biến chứng thành bại liệt, làm hoại tử vỏ não, thùy thái dương …
Cách sơ cứu tại nhà khi trẻ bị sốt cao, co giật
Bước 1: Khi sốt cao, co giật ở trẻ em xảy ra, cha mẹ cần nhanh chóng đặt trẻ nằm ở nơi bằng phẳng, tạo không khí thoáng đãng, nới lỏng quần áo của trẻ rộng ra, đặc biệt là vùng cổ hoặc cũng có thể cởi hết quần áo của trẻ.
Bước 2: Sau đó nên dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau nhẹ nhàng khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, cổ trẻ và trán, lau nhiều lần liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.
Bước 3: Khi bị co giật trẻ không thể uống được thuốc nên hãy nhanh truyền thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn, đối với bé dưới 2 tuổi nên dùng viên viên paracetamol 80mg, trẻ lớn hơn dùng viên 150mg.
Bước 4: Khi trẻ hết cơn co giật, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn, hơi ngửa để tránh dịch hậu môn tràn vào phổi gậy nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Bước 5: Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật ở trẻ em tái phát.
Cách phòng tránh cơn co giật khi trẻ bị sốt cao
Khi trẻ bị sốt cha mẹ nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân trẻ bị sốt để có cách phòng tránh nếu co giật ở trẻ em có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, khi trẻ mới bị sốt nên cho con uống thật nhiều nước, hoặc chất điện giải để bù nước, cởi bớt quần áo trên người bé, nới rộng quần áo cho trẻ, đặt trẻ nằm ở nơi thông thoáng mát. Không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc ủ ấm trẻ quá kín.
Cần cặp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi thân nhiệt của trẻ.
Chườm nóng và lau người cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm, cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi nhiệt độ trên 39 độ C.
Xem thêm baì viết:
Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi mẹ không nên bỏ qua
Các loại bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm mọi người cần biết
Comments