Nuôi con

Những phản ứng sau tiêm chủng thường gặp ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

0

Những phản ứng sau tiêm chủng có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhưng cha mẹ cũng cần nắm bắt rõ để kịp thời chăm sóc trẻ, tránh cho con mệt mỏi, bỏ ăn.

Theo “Hướng dẫn theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng” do Bộ Y tế ban hành theo quyết định ngày 10/7/2014 được áp dụng tại các cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân trên phạm vi toàn quốc thì “Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm chủng hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng”.

Dưới đây là một số phản ứng sau tiêm chủng thường gặp của trẻ và các biện pháp chăm sóc con mà cha mẹ cần biết.

Vết tiêm sưng, đau

Vắc xin tiêm chủng cho trẻ thường được chia làm hai loại: thuốc tiêm và thuốc uống. Hầu hết các bé đều sợ tiêm nên rất dễ sinh ra những phản ứng sau tiêm chủng như sợ hãi, khóc thét. Khi gặp phải trường hợp này bố mẹ nên tìm cách dỗ dành bé bằng cách làm cho bé phân tâm, nhìn sang hướng khác trong khi các nhân viên y tế thao tác nhanh và dứt khoát. Cha mẹ cần giữ chắc bé để việc tiêm được dễ dàng, chuẩn xác tránh tình trạng bé quẫy đạp khiến kim tiêm bị lệch.

Các vết sau tiêm có thể bị sưng tấy, sưng mủ khiến trẻ nóng, rát, khó chịu và quấy khóc, bỏ ăn. Do đó, bố mẹ cần có biện pháp chăm sóc trẻ  như lấy miếng gạc lạnh chườm mát cho trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên cũng không nên sử dụng các loại lá thuốc không rõ tác dụng để làm mát cho trẻ vì không cẩn thận có thể gây nhiễm trùng cho bé.

Sốt

Sốt là một phản ứng sau tiêm chủng thường gặp nhất của bé. Khi thấy trẻ bị sốt cha mẹ cần kiểm tra thân nhiệt cho con nếu thấy bé sốt trên 38,5 độ C cần có biện pháp giúp bé hạ sốt ngay lập tức như uống thuốc hạ sốt hay chườm khăn ướt…Với những bé dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

Các biện pháp hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm chủng cha mẹ có thể áp dụng

  • Pha nước ấm theo tỷ lệ 1 nóng: 2 lạnh; dùng khăn mềm nhúng nước và lau người nhẹ nhàng cho trẻ, nên thay nước sau 15 phút, và chườm liên tục cho bé.
  • Cho bé bổ sung các loại đồ ăn và nước uống mát như sữa chua vừa giúp thân nhiệt ổn định mà lại tránh được nguy cơ trẻ bị mất nước.

  • Bật quạt ở số nhỏ nhất và giữ quạt ở chế độ quay tránh để quạt chiếu thẳng vào trẻ để làm mát bé.

  • Cởi bớt áo khoác (áo dày) cho bé để hạn chế mất nước, cho bé mặc một lớp áo nếu bé lạnh, và có thể đắp cho bé một chiếc chăn mỏng.

  • Nên cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Nếu đang ở ngoài trời thì nên chọn chỗ bóng râm.

Những phản ứng sau tiêm chủng thường gặp ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Tùy vào thể trạng, cơ địa của từng trẻ, mà chứng sốt có thể giảm hoặc tự khỏi sau từ nửa ngày đến 1 ngày. Tuy nhiên nếu cha mẹ đã làm nhiều cách mà thân nhiệt bé vẫn chưa thuyên giảm hoặc có dấu hiệu co giật, khóc dai dẳng… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi.

Phát ban, nổi mề đay

Phản ứng sau tiêm chủng  này thường xảy ra trong 2 tuần đầu sau khi trẻ được tiêm mũi sởi, quai bị hoặc thủy đậu. Tuy nhiên bố mẹ không cần quá lo lắng vì chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau 1-2 ngày. Cần lưu ý giữ vệ sinh cho trẻ, mát xa da cho trẻ nếu bé thấy ngứa ngáy hay khó chịu

Trẻ biếng ăn

Biếng ăn, buồn ngủ, kém hoạt bát hơn ngày thường là những phản ứng sau tiêm chủng thường thấy ở trẻ sau khi tiêm. Trong trường hợp này bố mẹ nên chăm sóc trẻ, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây, sữa, bố trí phòng cho trẻ đủ sáng và thoáng mát để trẻ ngủ tốt hơn.

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau

  • Sốt cao từ 38.5 độ trở lên và không có dấu hiệu giảm nhiệt.

  • Nổi phát ban kèm theo co giật

  • Co giật

  • Người trẻ tím tái.

  • Mất ý thức, ngủ li bì

Xem thêm baì viết:

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi mẹ không nên bỏ qua

Các loại bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm mọi người cần biết

Cách xử lí và phòng tránh sốt cao co giật ở trẻ em cha mẹ cần biết

Previous article

Điều cần biết về dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm phòng

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Nuôi con